Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại:https://fptplay.vn/
Đây là điển hình chung trên toàn quốc, cũng như ở nhiều bang chiến trường vốn sẽ quyết định ai giành được đa số cử tri đoàn.
![]() |
Tổng thống Donald Trump muốn làm chủ Nhà Trắng thêm 4 năm nữa sau một nhiệm kỳ nhiều sóng gió. Ảnh: AP |
Các kết quả khảo sát cho thấy, khả năng lãnh đạo, cá tính và uy tín của Trump đã định hình cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, kể cả khi cử tri chật vật đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng đan xen nhau.
Khi Covid-19 lây lan khắp nước Mỹ, cứ 10 cử tri thì có 4 người cho biết đại dịch là mối quan tâm hàng đầu mà Mỹ đang phải đối mặt. Theo sát sau đó là kinh tế - sự lựa chọn của 3 trong 10 cử tri. Trong một năm bùng nổ làn sóng biểu tình đòi công bằng chủng tộc và tranh cãi về phân biệt chủng tộc, có khoảng 1/10 số cử tri được hỏi coi phân biệt chủng tộc là vấn đề quan trọng nhất.
Theo AP, sự bùng phát của virus corona đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 230.000 người Mỹ, đồng thời dẫn đến một cuộc tranh cãi chính trị nóng bỏng về cách thức ngăn chặn dịch bệnh này.
Tổng thống Trump chủ trương ưu tiên nền kinh tế hơn so với bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tuyên bố Mỹ "đang xoay chuyển" trong nỗ lực ngăn chặn virus. Ông Biden đã mô tả lời hùng biện của đối thủ là nguy hiểm và tuyên bố sẽ có cách tiếp cận tích cực hơn nếu đắc cử.
Các cử tri Mỹ cũng đang bị chia rẽ về việc liệu Mỹ đã ngăn chặn được virus lây lan hay chưa. Khoảng một nửa cho rằng Covid-19 đã được kiểm soát một phần hoặc đa phần. Và khoảng một nửa nói đại dịch đang ngoài tầm kiểm soát. Khoảng 6/10 số cử tri cho biết, chính phủ nên ưu tiên nhiều hơn cho ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kể cả làm điều này sẽ tốn kém về kinh tế.
AP cho biết, cử tri ở các bang chiến trường quan trọng có chung lo ngại về virus và sự lây lan của nó. Tại Wisconsin, nơi có số ca bệnh tăng đột biến trong tháng 10, gần một nửa số cử tri coi đại dịch là vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt, và khoảng 6/10 người nói rằng nó chưa được kiểm soát. Khoảng 2/3 muốn chính phủ nên ưu tiên chặn dịch dù kinh tế bị ảnh hưởng.
Theo AP, hai ông Trump và Biden cùng đối mặt với một số lượng cử tri không hài lòng và không tin tưởng. Khoảng 6/10 cử tri không vui với đường lối của đất nước, và khoảng 3/4 không hài lòng hoặc tức giận với cách làm việc hiện tại của chính phủ liên bang.
Đa số cử tri tiết lộ đã quyết định bầu chọn ai từ lâu. Có tới 3/4 nói họ luôn biết phải bỏ phiếu thế nào. Chiến dịch của ông Trump dành phần lớn nỗ lực vào việc tìm ra những cử tri "cố thủ", hơn là thuyết phục những cử tri có thể dễ "xuôi tai".
Năm 2020, hơn 100 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, đích thân tới điểm bầu cử hoặc gửi qua đường bưu điện, tận dụng các quy định mới để thực hiện nghĩa vụ bầu cử an toàn và dễ dàng hơn trong thời kỳ đại dịch.
Tổng thống Trump đã tỏ ra nghi ngờ hệ thống bỏ phiếu mới và tính hợp pháp của việc kiểm phiếu, đồng thời tuyên bố (nhưng không đưa ra bằng chứng) rằng một số cử tri sẽ gian lận. Trong khi đó, cuộc khảo sát cho thấy, cứ 10 người thì có khoảng 3 người nghi ngờ phiếu bầu của mình sẽ được kiểm đúng.
Lo ngại về bỏ phiếu có phần cao hơn ở Pennsylvania, một bang then chốt trong cuộc bầu cử, so với ở các bang khác: 35% không tin kết quả kiểm phiếu sẽ chính xác.
Đại dịch đã động chạm đến nhiều người Mỹ, theo AP. Khảo sát cho thấy, 2/10 số cử tri trên toàn quốc nói một thành viên gia đình hoặc bạn của họ chết vì Covid-19. Và 4/10 hộ gia đình bị mất việc làm, mất thu nhập khi văn phòng, trường học, nhà hàng cùng nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa hồi tháng 3 để đối phó với dịch bệnh.
Chiến dịch của Tổng thống Trump đã cố gắng đưa cách thức điều hành nền kinh tế lên thành điểm nhấn hàng đầu trong nỗ lực tái tranh cử của ông, một cuộc chiến khó khăn khi thất nghiệp tăng vọt lên hai con số vào mùa xuân này. Sức phục hồi gần đây có dấu hiệu chững lại khi viện trợ liên bang hết hiệu lực vì chính quyền ông Trump và đảng Dân chủ tại Hạ viện không đạt được thỏa hiệp. Chỉ 4/10 cử tri cho biết nền kinh tế tốt hoặc xuất sắc, số còn lại cho rằng không quá tốt hoặc yếu kém.
Dẫu vậy, khoản viện trợ đã giúp phần lớn nước Mỹ thoát khỏi nỗi đau của suy thoái kinh tế. Khoảng 7/10 người mô tả tài chính cá nhân của họ ổn định, 2/10 bị tụt lại phía sau, và chỉ khoảng 1/10 vượt lên về tài chính.
Căng thẳng về phân biệt chủng tộc cơ cấu gia tăng vào mùa hè này sau khi cảnh sát giết một số người Mỹ da đen, gây ra các cuộc biểu tình ôn hòa và trong một số trường hợp còn bùng phát hỗn loạn, cướp bóc và bạo lực. Tổng thống Trump đặt mình vào vị trí một người bảo vệ cảnh sát và coi những người biểu tình là cực đoan - một phần trong nỗ lực của ông muốn thuyết phục các cử tri lớn tuổi và ở ngoại ô, tầng lớp mà ông nghĩ sẽ chấp nhận thông điệp về luật pháp và trật tự.
Trên toàn quốc, khoảng 3/4 cử tri cho rằng phân biệt chủng tộc là một thách thức nghiêm trọng đối với toàn xã hội nói chung và đối với cảnh sát nói riêng. Khoảng 1/4 nói họ muốn thấy cảnh sát kiên quyết hơn với tội phạm; 1/3 nghĩ cảnh sát quá cứng rắn.
Toàn cảnh Bầu cử tổng thống Mỹ
Thanh Hảo
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết, Quốc hội đã chuẩn bị can thiệp và đưa ra quyết định nếu kết quả bầu cử Tổng thống có tranh cãi.
" alt=""/>Bầu cử tổng thống Mỹ 2020Theo NY Post, từ Nga, tới Ukraina hay chủ đề luận tội, thời gian của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng là vòng tàu lượn chạy liên tục giữa những nguy cơ. Và, ông Trump, giống như một ảo thuật gia chính trị, luôn thoát hiểm nguy rồi trở lại mạnh mẽ hơn trong chiến thắng.
![]() |
Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: AP) |
Nhưng giờ đây mới đến lượt thử thách cam go nhất. Ông đang nỗ lực tái tranh cử thì hỗn loạn công cộng bùng nổ và lan truyền khắp nước Mỹ, khiến nhiều người dân nước này cảm thấy bấp bênh và lo sợ cho tương lai.
Đối với đương kim Tổng thống, kết quả có thể phụ thuộc vào vấn đề hỗn loạn ở mức nào mới là quá nhiều, và liệu các cử tri độc lập có quay lưng lại với ông không?
Bầu cử vốn là cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm. Trước đại dịch Covid-19, ông Trump ngồi ở ghế điều khiển. Nền kinh tế tăng trưởng tốt, thất nghiệp thấp chưa từng có và ông dường như cũng cảm thấy thoải mái với đội ngũ của mình ở Nhà Trắng.
Phía đảng Dân chủ không thể tìm thấy một vấn đề nào để có thể dựa vào hoặc tìm được một ứng viên nặng ký, cho đến khi ông Joe Biden là gương mặt sáng giá cuối cùng của họ.
Thế nhưng, bầu không khí ở nước Mỹ đã thay đổi chóng mặt chỉ trong 3 tháng qua, với đại dịch Covid-19 khuấy đảo khung cảnh kinh tế và chính trị, mang lại cho ông Biden một cơ hội chiến thắng mới.
Các thành viên Dân chủ và truyền thông của họ quyết “gắn vào cổ” ông Trump từng trường hợp trong tổng số hơn 100.000 ca tử vong vì virus corona chủng mới, và dùng nạn thất nghiệp như bản cáo trạng chống lại nhiệm kỳ của Tổng thống thứ 45.
Họa vô đơn chí
Khi dịch bệnh không còn là tin tức nóng hổi trên báo chí, thì những vấn đề bất ổn khác lại nảy sinh.
Khởi đầu là cái chết thảm của một người da đen ở Minneapolis trong tay các sĩ quan cảnh sát da trắng, và một trong số các sĩ quan này đã bị buộc tội giết người. Biểu tình phản đối cảnh sát và chống phân biệt chủng tộc nhanh chóng biến thành bạo loạn, cướp bóc và đốt phá.
Vệ binh quốc gia được điều động tuần tra trên đường phố, trong khi bạo lực chống cảnh sát cứ thế lan rộng. Một mùa hè nóng nực của bất ổn kéo dài đang phủ bóng.
Trong khi đó, cuộc chiến giữa Tổng thống và ông lớn công nghệ cũng nổ ra. Sau khi Twitter gắn nhãn cảnh báo kiểm chứng thông tin với 2 dòng tweet của Trump, ông đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm xóa bỏ tấm chắn pháp lý bảo vệ các mạng xã hội ở Mỹ.
Chủ nhân Nhà Trắng cáo buộc mạng xã hội này đã kiểm duyệt bất công với ông và những người cùng quan điểm, đồng thời chỉ ra rằng các mạng xã hội được trao quá nhiều quyền, dẫn đến tình trạng kiểm soát và vi phạm tự do ngôn luận của người dùng nên cần phải chấn chỉnh.
Những người mong đợi sự điều tiết chặt chẽ hơn của các công ty công nghệ đã lên tiếng kêu gọi hạn chế quyền truy cập của ông Trump. Việc Tổng thống Mỹ sử dụng quy định có thể sẽ khiến họ biến thành những người bênh vực các quyền miễn trừ pháp lý, từ đó có cơ hội để cáo buộc ông muốn bãi bỏ Tu chính án thứ nhất.
“Quả bom” tuần trước - tuyên bố của ông Trump cắt đứt quan hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - cũng có thể gây nhiều hệ lụy. Đó là chưa kể việc nhà lãnh đạo Mỹ lên án Trung Quốc về tình hình ở Hong Kong và nói sẽ chấm dứt đối xử ưu đãi cho đặc khu hành chính.
Xuyên suốt thông báo ở Vườn Hồng, ngôn ngữ mà Tổng thống Mỹ sử dụng hướng tới Trung Quốc gay gắt hơn thường lệ. Ông cũng không có từ ngữ ấm áp nào dành cho tình bạn với Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng không hề bày tỏ sự tin tưởng rằng phần 1 của thỏa thuận thương mại mà hai bên đàm phán vẫn còn nguyên vẹn.
Nhưng vượt qua những vấn đề trên, những hỗn loạn đang hoành hành những ngày qua ở Mỹ được nhận định sẽ là một yếu tố khó đoán nhưng lại mang tính quyết định kết quả bầu cử tổng thống tháng 11 tới. Khoảng 5 tháng nữa, tất cả sẽ ngã ngũ và mọi người sẽ biết được ông Trump có thoát nạn thành công một lần nữa hay không.
Thanh Hảo